Thượng tôn pháp luật là đạo đức của kinh doanh bền vững

Đạo đức là những nguyên tắc xã hội được coi là tiêu chuẩn mà được tất cả mọi người thừa nhận, đạo đức quy định hành vi và mối quan hệ giữa con người với con người và con người với xã hội. Vậy nên ta có thể hiểu đạo đức trong kinh doanh là những chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá định hướng và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh. Đạo đức kinh doanh không phải là một thứ mơ hồ mà nó thực sự gắn liền với lợi ích kinh doanh. Kinh doanh là một hoạt động đặc thù gắn liền với các lợi ích kinh tế, gắn liền với lợi nhuận và tiền bạc; mà từ ngàn đời nay luôn năm trong bộ ba ma lực “tình – tiền – quyền” có thể làm tha hóa con người

Vì là một hoạt động đặc thù nên, đạo đức trong kinh doanh không hoàn toàn giống các hoạt động khác: Tính thực dụng, việc coi trọng hiệu quả kinh tế… là một đức tính cần thiết của những người làm kinh doanh, nhưng nếu áp dụng vào trong cuộc sống gia đình, quan hệ vợ chồng, cha mẹ, con cái, hoặc những ngành mang tính xã hội như y tế và giáo dục thì sẽ bị phê phán. Nói thế không có nghĩa đạo đức kinh doanh là một sự khác biệt mà nó luôn năm trong chuẩn mực chung của đạo đức xã hội.

Thượng tôn pháp luật là đạo đức của kinh doanh bền vững

Mỗi doanh nghiệp cần tuân thủ chính sách đường lỗi và luật pháp của nhà nước

Nền kinh tế thị trường đã được áp dụng ở Việt Nam ngót ba thập kỷ, ngoài những mặt tích cức, lợi ích to lớn mang lại thì cũng đặt ra cho xã hội nhiều thách thức, mà trong đó việc tôn trọng pháp luật trong hoạt động kinh tế là một điều nhức nhối. Lợi nhuận là điều tối cần thiết cho sự tồn tại của một doanh nghiệp, nó là thước đo sự hiệu quả cũng như khả năng duy trì hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên nếu những người điều hành doanh nghiệp hiểu sai bản chất của lợi nhuận mà coi đây là mục tiêu chính và duy nhất của hoạt động kinh doanh thì sự tồn tại của doanh nghiệp sẽ không thể nào bền vững.

Nhưng nhiều vị giám đốc của các doanh nghiệp thì luôn coi đạo đức là một thứ xa xỉ mà cho rằng nó chỉ mang lại lợi ích cho hoạt động xã hội chứ không phải là một doanh nghiệp; mối quan hệ giữ đạo đức và kinh doanh luôn bị hiểu lầm và thậm chí cố tình hiểu sai trong thời kỳ hiện nay. Việc đầu tư vào cơ sở đạo đức trong một tổ chức doanh nghiệp sẽ mang lại những giá trị nền tảng vững chắc đảm bảo sự thành công cho doanh nghiệp. Nếu tập trung phát triển tuyên truyền đạo đức kinh doanh không chỉ giúp ngăn chặn các hành vi sai trái mà còn đen lại những lợi thế kinh tế. Ta có thể thấy một số doanh nghiệp có tên tuổi ở Việt Nam đã lấy vấn đến đề đạo đức kinh doanh làm tôn chỉ cao nhất cho mình như Bảo Tín – chữ tín quý hơn vàng; và bên cạnh đó một số doanh nghiệp cũng sụp đổ nhanh chóng chỉ vì sự mờ mắt trong kinh doanh như trường hợp của Khải Silk.

Một trong những khía cạnh nổi bật nhất trong đạo đức kinh doanh của mỗi doanh nghiệp là thượng tôn pháp luật, lấy tinh thần luật pháp là tối thượng và luôn nghiêm túc tuân thủ những đường lối chính sách của nhà nước. Ý thức tôn trọng pháp luật của mỗi cá nhân cũng như doanh nghiệp được hình thành dựa trên một trong những yếu tố cơ bản, đó là trình độ hiểu biết pháp luật của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, vấn đề nhận thức và hiểu biết của mỗi người lại khác nhau. Nhận thức được tầm quan trọng về việc xây dựng vắn hoa doanh nghiệp cũng như đạo đức trong kinh doanh, ông Nguyễn Bảo Hiền – Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám Đốc Đèn An Phước đã có hướng đi rất đúng đắn khi định hướng Đèn An Phước là một doanh nghiệp luôn tuần thủ tuyệt đối hệ thống pháp luật của nhà nước, minh bạch tài chính và đóng thuế đầy đủ.

Thượng tôn pháp luật là đạo đức của kinh doanh bền vững

Chủ tịch, Tổng Giám Đốc Đèn An Phước Nguyễn Bảo Hiền

Theo ông Hiền các cơ quan nhà nước phải chú ý đến việc tuyên truyền và hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp nhằm tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc tuân thủ pháp luật. Một vấn đề hết sức quan trọng là việc tuân thủ pháp luật là cơ sở vững chắc để xây dựng văn hóa kinh doanh. Hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường hiện nay ngày càng đi vào chiều sâu, cạnh tranh và rủi ro đi cùng doanh nghiệp, vậy thì có thể khẳng định rằng, doanh nghiệp nào càng am hiểu và tuân thủ pháp luật, xây dựng được văn hóa kinh doanh sẽ tiến xa, còn lại nguy cơ đào thải luôn rình rập. Cập nhật kiến thức pháp luật và thể hiện tinh thần thượng tôn pháp luật là sự chuẩn bị vững chắc cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp trong tương lai.

091.667.5050